Gà Đông Tảo là loại quý được rất nhiều người biết đến và muốn mua về làm giống, đồ cúng lễ hay quà biếu...Vào các dịp lễ tết, số lượng người tìm về làng Đông Tảo, Khoái Châu, Hưng Yên để hỏi mua giống gà này lại gia tăng.
Từ lâu, xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, Hưng Yên đã là miền quê nổi tiếng với giống gà Đông Tảo hay còn gọi tên khác là gà Đông Cảo. Từ thời phong kiến, chỉ vua chúa mới được thưởng thức loại đặc sản cực ngon này, do vậy gà Đông Tảo còn có tên gọi Tiến Vua.
Theo các cụ cao niên ở làng kể, xưa kia ở Đông Tảo có tục thi gà, các dòng họ đi khắp nơi lùng mua những con to nhất, đẹp nhất để tham gia. Gia đình nào đạt giải cao nhất được cấp 3 mẫu ruộng ở trước cửa đình để cấy cày.
Ấn tượng đặc biệt nhất về gà Đông Tảo là đôi chân "khủng". Một số con còn có chân to bằng bắp tay người lớn, khi trưởng thành có thể nặng trên 4,5 kg (gà trống) và hơn 3,5 kg (gà mái). Đây là thú cưng của nhiều người thích chơi gà cảnh, đồng thời là thực phẩm hàng đầu được lựa chọn trong ngày Tết.
Chỉ mất chừng một giờ đồng hồ là về tới Đông Tảo do có con đường mới mở nối từ cầu Thanh Trì chạy thẳng đến Hưng Yên đi qua xã. Ngày nay, nơi này mang không khí nhộn nhịp của một làng nghề làm ăn phát đạt. Đường xá khang trang với nhiều biển hiệu quảng cáo, nhà hàng đặc sản gà Đông Tảo.
Anh Uyển - người nuôi gà lâu năm ở làng cho biết thú chơi và ăn thịt gà Đông Tảo chỉ mới rộ lên khoảng 5 năm trở lại đây còn xưa kia không mấy người chú ý. "Trước đây, bố tôi có nuôi gà Đông Tảo chơi, lúc thiếu tiền mang ra chợ Sặt bán nhưng chả ai mua mà còn chê gà như bị hủi" - anh tâm sự.
Thật mừng khi biết vào những dịp gần Tết Âm lịch, gà Đông Tảo bán rất chạy, hơn nữa nhiều người còn tìm về tận làng mua. Doanh thu chính của làng đến từ 3 loại: gà thịt, gà (cảnh nuôi để ngắm) và gà giống - loại cho doanh thu cao nhất. Trung bình, gà giống có giá 100.000 -150.000 đồng một con (vài ngày đến một tháng tuổi).
Theo anh Uyển, nhìn chung nuôi gà Đông Tảo khá thuận lợi vì khỏe, chỉ cần chú ý tiêm phòng bệnh và tránh rét là ổn. Gà Đông Tảo chỉ ăn ngô, thóc lúa và rau, nếu nuôi bằng cám công nghiệp thì thịt sẽ mất ngon.
Loại gà này ngon nhất khi mới chừng 9-10 tháng tuổi. Tuy nhìn thịt không được đẹp như gà non tơ nhưng ăn rất ngon. Cách ăn tuyệt nhất là lọc thịt nạc rồi nhúng vào nồi lẩu ăn tái hoặc làm món gà nướng.
Ở một trại gà khác có quy mô hơn 200 con với nhiều loại đa dạng, anh Tuấn - chủ trại chia sẻ gà non dưới 3 tháng khó nhận biết, nhưng nuôi lâu năm và hiểu rõ bố mẹ thì cũng có thế nắm được phần nào. "Các cụ đã dạy 'chó giống cha, gà giống mẹ' do vậy gà đẹp thường do gà mẹ có giống đẹp" - chủ trại này nhận xét.
Thật mừng khi thấy một làng nghề đã "chớp" được nhu cầu của thị trường để phát triển và làm giàu. Vui hơn khi được biết hiện giống gà Đông Tảo cũng đã vào danh sách bảo tồn gen. Hiện tại, ngay ở làng cũng có trại gà Đông Tảo được cơ quan chức năng chứng nhận để bảo tồn và phát triển nguồn gen thuần chủng quý hiếm phù hợp với nguồn nước và khí hậu.
Từ lâu, xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, Hưng Yên đã là miền quê nổi tiếng với giống gà Đông Tảo hay còn gọi tên khác là gà Đông Cảo. Từ thời phong kiến, chỉ vua chúa mới được thưởng thức loại đặc sản cực ngon này, do vậy gà Đông Tảo còn có tên gọi Tiến Vua.
Theo các cụ cao niên ở làng kể, xưa kia ở Đông Tảo có tục thi gà, các dòng họ đi khắp nơi lùng mua những con to nhất, đẹp nhất để tham gia. Gia đình nào đạt giải cao nhất được cấp 3 mẫu ruộng ở trước cửa đình để cấy cày.
Ấn tượng đặc biệt nhất về gà Đông Tảo là đôi chân "khủng". Một số con còn có chân to bằng bắp tay người lớn, khi trưởng thành có thể nặng trên 4,5 kg (gà trống) và hơn 3,5 kg (gà mái). Đây là thú cưng của nhiều người thích chơi gà cảnh, đồng thời là thực phẩm hàng đầu được lựa chọn trong ngày Tết.
Gà Đông Tảo còn gọi là gà Đông Cảo và có tên khác là Tiến Vua. Ảnh: Lê Bích.
Chỉ mất chừng một giờ đồng hồ là về tới Đông Tảo do có con đường mới mở nối từ cầu Thanh Trì chạy thẳng đến Hưng Yên đi qua xã. Ngày nay, nơi này mang không khí nhộn nhịp của một làng nghề làm ăn phát đạt. Đường xá khang trang với nhiều biển hiệu quảng cáo, nhà hàng đặc sản gà Đông Tảo.
Anh Uyển - người nuôi gà lâu năm ở làng cho biết thú chơi và ăn thịt gà Đông Tảo chỉ mới rộ lên khoảng 5 năm trở lại đây còn xưa kia không mấy người chú ý. "Trước đây, bố tôi có nuôi gà Đông Tảo chơi, lúc thiếu tiền mang ra chợ Sặt bán nhưng chả ai mua mà còn chê gà như bị hủi" - anh tâm sự.
Thật mừng khi biết vào những dịp gần Tết Âm lịch, gà Đông Tảo bán rất chạy, hơn nữa nhiều người còn tìm về tận làng mua. Doanh thu chính của làng đến từ 3 loại: gà thịt, gà (cảnh nuôi để ngắm) và gà giống - loại cho doanh thu cao nhất. Trung bình, gà giống có giá 100.000 -150.000 đồng một con (vài ngày đến một tháng tuổi).
Theo anh Uyển, nhìn chung nuôi gà Đông Tảo khá thuận lợi vì khỏe, chỉ cần chú ý tiêm phòng bệnh và tránh rét là ổn. Gà Đông Tảo chỉ ăn ngô, thóc lúa và rau, nếu nuôi bằng cám công nghiệp thì thịt sẽ mất ngon.
Loại gà này ngon nhất khi mới chừng 9-10 tháng tuổi. Tuy nhìn thịt không được đẹp như gà non tơ nhưng ăn rất ngon. Cách ăn tuyệt nhất là lọc thịt nạc rồi nhúng vào nồi lẩu ăn tái hoặc làm món gà nướng.
Gà Đông Tảo có thể nấu thành nhiều món ngon bổ dưỡng. Ảnh: Lê Bích.
Thật mừng khi thấy một làng nghề đã "chớp" được nhu cầu của thị trường để phát triển và làm giàu. Vui hơn khi được biết hiện giống gà Đông Tảo cũng đã vào danh sách bảo tồn gen. Hiện tại, ngay ở làng cũng có trại gà Đông Tảo được cơ quan chức năng chứng nhận để bảo tồn và phát triển nguồn gen thuần chủng quý hiếm phù hợp với nguồn nước và khí hậu.
ConversionConversion EmoticonEmoticon