[Cosmetic Ingredients] Part 2: Theo bạn, bây giờ chúng ta nên "sống" như thế nào?

Đáng lẽ ra part 2 này là về "Ingredients trong các sản phẩm cosmetic-skincare thiên nhiên", nhưng sự tình là do mình đang ôn thi học kỳ (ngày mai bắt đầu thi rồi ạ, huhu), đầu óc với tâm trí cứ quay mòng mòng loạn hết cả lên :(. Mà đã viết entry thì mình muốn dành thời gian viết kỹ kỹ 1 chút... Vậy nên rất mong các bạn thứ lỗi cho, đợi lúc nào thi xong thì mình sẽ viết thật kỹ để chia sẻ với mọi người nhé ^_^



Vì thời gian có hạn (mình tranh thủ edit part 1 với viết part 2 trong lúc nghỉ giải lao :">), nên part 2 sẽ là 1 entry khá ngắn để chia sẻ với mọi người một số ý kiến xoay quanh vụ cosmetic ingredients. Rất nhiều bạn sau khi đọc part 1 đều có chung cảm nhận như mình là "shock shock shock shock" (copy y nguyên từ part 1 =)))))). Chúng ta đều phần nào nhận thức được nguy cơ tiềm ẩn khi dùng mỹ phẩm - skincare ngay từ ngày đầu bước chân vào cái thế giới đầy đẹp đẽ - hoa mỹ và thú vị này (huhu, thú vị lắm í). Nhưng mà thật sự là chúng ta đều không thể ngờ được rằng "dường như" (dường như nhé!), gần như là mọi sản phẩm ở "thiên đường" của chúng ta đều có độc! Đấy là mới chỉ đọc và hiểu được tầm 2/10 tên thành phần đấy, nếu check + tìm hiểu thêm về 8 thành phần còn lại thì sao???



À, tiện thể nói về chuyện này. Hôm rồi cũng có mấy bạn bảo với mình là "parabens, propylene glycol rồi bla bla chỉ là tin đồn". Các bạn í vẫn search ra được rằng các chất này được cho là an toàn, rồi thì có thể safety mà dùng trong mỹ phẩm - skincare. Mình không phủ nhận là trước khi viết part 1, lúc mình search cũng tìm được một vài web với thông tin như thế. Nhưng vấn đề là, các bạn có bao giờ tự đặt câu hỏi, nếu thật sự là chúng an toàn, thì vì sao mà các brand thường claim với chúng ta rằng sản phẩm của họ "parabens - free", "fragnance - free" hay những câu đại loại như "This product doesn't contain propylene glycol"... Phải chăng vì họ bị rảnh? Họ bị thừa hơi nên viết thế cho vui?



Đồng ý là thông tin trên net thì cực nhiều, có cái đúng có cái sai. Mình cũng chỉ giống như các bạn, cũng chỉ là ngồi search, ngâm cứu rồi share với mọi người. Việc có xem các chất đấy là độc hay không, việc có tiếp tục "tin" và sử dụng MP có chứa các thành phần như vậy hay ko... là quyền của các bạn (làn da là của các bạn, ko phải của mình ^_^). Chính các bạn có sự xem xét và lựa chọn cách nào tốt nhất cho bản thân. Còn với riêng mình, mình thú thực là mình TIN rằng các chất đã liệt kê ở part 1 là có "vấn đề". Nhắc lại 1 câu cũ rích, nhưng mình thấy rất đúng trong trường hợp này: "Không có lửa thì làm sao có khói"!



Mình biết là bây giờ, tìm được 1 em sản phẩm makeup - skincare không có cả 7 chất ở part 1 thì hơi khó, thậm chí là impossible (đùa thôi, vẫn đầy sản phẩm chỉ toàn thành phần natural). Chuỗi entry này được viết ra không nhằm mục đích cổ xuý mọi người tẩy chay cosmetic, mình chỉ muốn share với các bạn những thông tin mà mình tìm kiếm được để mọi người có ý thức hơn về các loại mỹ phẩm đang dùng. Và chân thành là mình hi vọng rằng chúng ta đều trở thành những người dùng "văn minh". Văn minh ở đây có nghĩa là "hiểu" về sản phẩm mà mình đang dùng, không phó mặc và tin 1 cách mù quáng vào những lời quảng cáo, đồng thời có ý thức check phần ingredients khi mua bất kỳ sản phẩm skincare-makeup nào. Bạn đọc ingredients, bạn thấy có parabens, bạn chấp nhận mua và dùng sản phẩm dù biết parabens có nguy cơ gây ảnh hưởng cho da => bạn vẫn là 1 người dùng "văn minh" và có trách nhiệm với bản thân mình hơn những người cứ cố chấp mà tin vào chuyện "tin đồn".



Bên lề 1 tí, talc - SLS - propylene glycol - DEA thì có thể châm chước 1 tẹo, chứ riêng mineral oil, petrolatum thì mình xin kiếu, sẽ tránh xa ngay nếu thấy có tên trong ingredients của sản phẩm. Còn về parabens, hiện nay nhiều hãng đã dùng thay thế chất bảo quản này bằng phenoxyethanol (được cho là 1 em alternative khá an toàn), vậy nên từ nay cũng sẽ ko lưu luyến em parabens trong list ingredients nữa.



Nhiều bạn đọc đến đây sẽ khoát tay bảo rằng "Ối dào lo gì, mình dùng suốt có sao đâu. Chỉ thấy da đẹp hơn chứ chẳng xấu hơn gì cả". Thật sự thì mình công nhận vụ "da đẹp hơn". Cứ nhìn vào 4 tuýp AHA của mình đi =)))) Ngày trước mặt mình như cái nghĩa địa, mụn toe toét khắp nơi, đỏ ửng nhìn phát gớm. Từ ngày có AHA, có clean&clear 10% benzoyl perocide, có Avene Cleanance K..., da dẻ đỡ hơn hẳn. Nhưng vấn đề là, cái sự "đẹp" này last được bao lâu? AHA là chất thường được dùng để chống lão hoá và thanh tẩy da, làm da đều màu hơn. Đau khổ là, khi search kĩ hơn, bạn sẽ thấy rất nhiều thông tin khuyến cáo về việc dùng AHA trong thời gian dài có thể bào mòn da, thậm chí là đẩy quá trình lão hoá da diễn ra nhanh hơn. Có thể bây giờ da của chúng ta trông rất đẹp, mịn màng, ngon nghẻ non tơ vì "chất độc" chưa phát tác ngay lập tức, cũng có thể là hàm lượng của cái đống "độc dược" kia không đủ cao để "dùng phát biết ngay". Nhưng về lâu về dài, khi chất độc được tích tụ lại thì rồi cũng sẽ đến ngày các em í "bùng nổ", lúc đấy thì mình tin là ảnh hưởng sẽ cực nặng nề và khó "cải tạo" + "sửa chữa". Câu hỏi đặt ra là, bạn dám "LIỀU MẠNG", đổi đẹp trước mắt lấy xấu lâu dài không???



Từ ngày search kĩ về đống "độc dược" này, tự dưng mình chẳng thấy hứng thú gì với skincare-makeup nữa. Nhìn cái gì cũng thấy độc, cũng thấy sợ hix. Trong entry vừa rồi, em Uyên Phương có comment hỏi mình là giờ định "đối xử" thế nào với em AHA. Mình thú thật với em và mọi người là mình không biết phải tính như thế nào. Không dùng AHA nữa thì đúng là khó thật í, vì em nó giúp mình control mụn ghê gớm, giúp làm mờ vết thâm ghê gớm, giúp kiềm bớt dầu ghê gớm. Mình sẽ sống như thế nào đây nếu ko có em í trong skincare routine hàng ngày? Nhưng mà nghĩ đến việc bôi em í daily làm mình thấy ghê ghê, như kiểu đang đi tự tử dù vẫn đang yêu cuộc đời í. Thôi thì đành chọn phương án : tuần bôi 2,3 lần vậy. Giảm liều lượng xuống, ko bôi thường xuyên, đến khi nào hết tuýp này thì mình ngừng hẳn rồi tìm kiếm 1 phương pháp thanh tẩy da thiên nhiên mà dùng (đang tăm tia dấm táo :X).



Đồ skincare thì còn có thể châm chước được (giảm liều lượng or dùng thay thế = mấy em thiên nhiên, kiểu dưa chuột, mật ong, dầu oliu, dấm táo... ), nhưng mà mỹ phẩm thì biết thay thế bằng cái gì? Mà mỹ phẩm thì hàm lượng độc tố hiển nhiên là cao hơn skincare rồi, trong khi nhu cầu "không bị xấu khi ra ngoài đường" của chúng ta là nhu cầu hàng ngày. Cosmetic từ mấy brand thiên nhiên cũng ko hẳn là lành tình, cũng đầy ra đấy độc tố. Theo mọi người thì chúng ta nên "sống" như thế nào bây giờ? Chịu xấu như con ma lem khi gặp ny hoặc véo má cho đỏ thay phấn má, tát môi cho sưng thay son môi sao?



Ngoài mấy suy nghĩ linh tinh ở trên, mình cũng muốn tham khảo ý kiến mọi người về việc "layering skincare". Khái niệm này chắc ai xem channel của chị Michelle Phan đều biết. Nhưng mà hôm nay, mình ko muốn nói đến chị í, mà là về "bà tổ" của khái niệm này trên youtube - chị Fuzkittie.



Fuz là một trong những makeup guru yêu thích của mình. Chị í cũng là một trong những người đầu tiên giới thiệu khái niệm "layering skincare" cho các subcribers youtube. Nếu ai chưa hiểu khái niệm này thì để mình giải thích 1 tí nhé. Layering skincare có nghĩa là bạn kết hợp nhiều lớp skincare lại với nhau và chia tách công dụng của chúng thành từng bước (dưỡng ẩm - trị mụn - làm trắng - trị thâm - chống lão hoá...). Tức là, nếu bình thường bạn chỉ dùng : toner + serum + moisturizer + eye cream, thì với layering skincare, trình tự này là : toner dưỡng ẩm + toner làm trắng + toner anti aging +...+ serum trị mụn + serum làm trắng + serum chống thâm + serum dưỡng ẩm +... + moisturizer dạng lotion + moisturizer dạng gel + ... + eyecream dưỡng + eye cream chống nhăn + ... (khiếp, mệt quá :-ss).



Từ thủa xa lắc xa lơ, Fuz đã dùng hàng tá skincare trên mặt mình cùng 1 lúc. Mình nhớ là vào thời điểm đấy, ai cũng vào comment chê bai, phê bình Fuz vì cho rằng Fuz đang làm "bội thực" làn da, rồi thì "bôi trát ít thôi để da còn thở nữa bạn à" bla bla... Bị nói gì thì nói, chị Fuz vẫn "kiên định" với routine của mình, thậm chí số lượng skincare layer được add vào ngày 1 tăng thêm đúng kiểu "ko thèm chấp" =))). Dần dần, thấy da chị Fuz càng ngày càng đẹp, lại được Michelle Phan "lăng xê" nên việc layering skincare đang dần dần trở nên phổ biến. Mùa đông năm rồi, mình cũng thử áp dụng phương pháp layer skincare từng lớp mỏng với từng bước anti - aging + moisturizer + acnes control riêng biệt (trước đây cứ 1 toner + 1 kem dưỡng ẩm chung chung là đi ngủ luôn rồi ). Tất nhiên là hồi đấy chưa nghiên cứu kĩ về đống thành phần "độc hại" này =))))

Gần đây nhất, chị Fuz lại update thêm 1 clip mới về skincare routine của chị í, mà mình thề là xem xong, mình chóng mặt hoa mắt luôn =)))) Thậm chí còn ko xác định được bước nào ra bước nào, với mục đích là gì nữa =)))

Có 1 vài comments khen rằng da của Fuz là "elephent skin" khi apply cả tá skincare lên mặt, trong số đó có rất nhiều sản phẩm chứa parabens, propylene glycol, rồi alcohol... mà da của Fuz vẫn không sao, vẫn đẹp như thường. Chị í trả lời lại là "Thông tin về parabens chỉ là tin đồn mà thôi", rồi đại loại là "routine này thật sự có công dụng với tôi, nhìn da tôi đi"... (nghe mấy câu này quen quá =)))))



Ý kiến của các bạn thì sao? Về vụ layering skincare í, cả về vụ harmful ingredients nữa? Các bạn có tiếp tục dùng đống makeup-skincare ở nhà dù check ra được kha khá thành phần "được cho là" độc hại trong đó? Các bạn định tương lai sẽ chăm sóc da hoặc makeup bằng gì? Các bạn có nghĩ routine của chị Fuz là cần thiết không?... Chia sẻ với mình nhé :X:X:X

Previous
Next Post »
Thanks for your comment