Dưa leo được đánh giá là một trong những thực phẩm lành tính nên được sử dụng rất rộng rãi trong việc ăn uống của người Việt Nam. Nhưng ít ai biết vì sự chủ quan và thiếu kiến thức về loại trái này mà đa phần chúng ta mắc sai lầm khi sử dụng dưa leo. Những việc này không chỉ làm giảm dinh dưỡng có trong loại quả giàu chất khoáng này và gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Gần đây, một trang web của Trung Quốc đã thống kê 7 sai lầm thường gặp khi sử dụng dưa leo:
1. Ăn chung với cà chua + khổ qua + các loại rau quả giàu vitamin C
Trong dưa leo có một loại enzyme có khả năng phân giải vitamin C trong rau dưa. Vitamin C trong thực phẩm càng nhiều thì tác hại của enzyme phân giải trong dưa leo càng cao.
Cà chua là một trong những loại trái cây giàu vitamin C. Nếu ăn chung cà chua với dưa leo thì enzyme sẽ hoạt động mạnh. Hậu quả là cơ thể chúng ta không thể hấp thu được lượng vitamin C cần thiết.
2. Trộn với đậu phộng
Các món gỏi có dưa leo và đậu phộng rất thông dụng trong các bữa ăn của người Việt. Nhưng đa phần mọi người đều không biết 2 món này tuyệt đối không thể kết hợp với nhau.
Dưa leo có vị ngọt, tính hàn (lạnh), thường dùng để ăn sống. Đậu phộng nhiều dầu. Nếu kết hợp các món ăn có tính hàn với dầu sẽ dễ bị đau bụng đi ngoài, đặc biệt với những người có dạ dày kém.
3. Vứt phần đầu và đuôi của trái dưa leo
Phần đầu và đuôi của dưa leo thường chứa chất nhựa có vị cay và đắng nên thường bị vứt bỏ.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, chất nhựa này lại có tác dụng chữa viêm cho dạ dày. Đồng thời nó có khả năng kích thích dạ dày phân bố thêm dịch tiêu hóa, tăng thêm lượng men tiêu hóa giúp tăng sự thèm ăn. Chất nhựa đắng này còn có tốt cho gan và mật, có tác dụng an thần.
4. Ăn dưa leo muối
Dưa leo muối là một trong những món ăn được người Việt Nam yêu thích vì khả năng tăng sự thèm ăn. Tuy nhiên, quá trình muối sẽ khiến vitamin có trong dưa leo bị phân hủy. Các chuyên gia đều khuyên mọi người chỉ nên ăn dưa leo tươi.
5. Không nên ăn nhiều dưa leo
Dưa leo giải nhiệt tốt, nhưng không nên ăn quá nhiều. Đặc biệt lượng vitamin trong dưa leo rất thấp nên không cần chỉ ăn mỗi dưa leo.
Ngoài ra, ăn dưa leo sống không được rửa sạch sẽ dễ dàng bị nhiễm vi khuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe. Tốt nhất nên ngâm dưa leo trong nước muối, gọt sạch vỏ rồi mới ăn.
6. Không nên ăn dưa leo nấu chín
Không nên nấu dưa leo của nhiệt độ cao vì sẽ làm thay đổi vị và khiến giá trị dinh dưỡng có trong dưa leo bị giảm bớt.
7. Không nên ăn dưa leo lúc đói bụng
Nhiều người thường ăn tạm dưa leo mỗi khi đói bụng. Tuy nhiên, dưa leo có tính hàn nên ăn lúc đói sẽ dễ bị đau bụng gây tiêu chảy. Một nguyên nhân khác là do dưa leo có khả năng kích thích dạ dày sản sinh thêm dịch dạ dày, tăng thêm cảm giác cồn cào trong bụng.
1. Ăn chung với cà chua + khổ qua + các loại rau quả giàu vitamin C
Trong dưa leo có một loại enzyme có khả năng phân giải vitamin C trong rau dưa. Vitamin C trong thực phẩm càng nhiều thì tác hại của enzyme phân giải trong dưa leo càng cao.
Cà chua là một trong những loại trái cây giàu vitamin C. Nếu ăn chung cà chua với dưa leo thì enzyme sẽ hoạt động mạnh. Hậu quả là cơ thể chúng ta không thể hấp thu được lượng vitamin C cần thiết.
2. Trộn với đậu phộng
Các món gỏi có dưa leo và đậu phộng rất thông dụng trong các bữa ăn của người Việt. Nhưng đa phần mọi người đều không biết 2 món này tuyệt đối không thể kết hợp với nhau.
Dưa leo có vị ngọt, tính hàn (lạnh), thường dùng để ăn sống. Đậu phộng nhiều dầu. Nếu kết hợp các món ăn có tính hàn với dầu sẽ dễ bị đau bụng đi ngoài, đặc biệt với những người có dạ dày kém.
3. Vứt phần đầu và đuôi của trái dưa leo
Phần đầu và đuôi của dưa leo thường chứa chất nhựa có vị cay và đắng nên thường bị vứt bỏ.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, chất nhựa này lại có tác dụng chữa viêm cho dạ dày. Đồng thời nó có khả năng kích thích dạ dày phân bố thêm dịch tiêu hóa, tăng thêm lượng men tiêu hóa giúp tăng sự thèm ăn. Chất nhựa đắng này còn có tốt cho gan và mật, có tác dụng an thần.
4. Ăn dưa leo muối
Dưa leo muối là một trong những món ăn được người Việt Nam yêu thích vì khả năng tăng sự thèm ăn. Tuy nhiên, quá trình muối sẽ khiến vitamin có trong dưa leo bị phân hủy. Các chuyên gia đều khuyên mọi người chỉ nên ăn dưa leo tươi.
5. Không nên ăn nhiều dưa leo
Dưa leo giải nhiệt tốt, nhưng không nên ăn quá nhiều. Đặc biệt lượng vitamin trong dưa leo rất thấp nên không cần chỉ ăn mỗi dưa leo.
Ngoài ra, ăn dưa leo sống không được rửa sạch sẽ dễ dàng bị nhiễm vi khuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe. Tốt nhất nên ngâm dưa leo trong nước muối, gọt sạch vỏ rồi mới ăn.
6. Không nên ăn dưa leo nấu chín
Không nên nấu dưa leo của nhiệt độ cao vì sẽ làm thay đổi vị và khiến giá trị dinh dưỡng có trong dưa leo bị giảm bớt.
7. Không nên ăn dưa leo lúc đói bụng
Nhiều người thường ăn tạm dưa leo mỗi khi đói bụng. Tuy nhiên, dưa leo có tính hàn nên ăn lúc đói sẽ dễ bị đau bụng gây tiêu chảy. Một nguyên nhân khác là do dưa leo có khả năng kích thích dạ dày sản sinh thêm dịch dạ dày, tăng thêm cảm giác cồn cào trong bụng.
ConversionConversion EmoticonEmoticon