Chu kì phát triển của sán dây, các bạn nên đọc để biết và phòng chống bệnh truyền nhiễm nhé!

Bệnh sán dây bao gồm 2 loại là sán dây heo và sán dây bò, thuộc nhóm C trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Trên Thế giới với khoảng 100 triệu người nhiễm bệnh, tại Việt Nam bệnh có ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, có khá nhiều loại sán dây ký sinh gây bệnh, chủ yếu có 3 loại sán dây gây bệnh cho người là sán dây bò (Taenia saginata) và 2 loài sán dây heo (Taenia solium và Taenia asiatica). Riêng đối với Taenia asiatica mới đươc đề cập nhiều trong 5 năm trở lại đây. Tasiatica là một loài sán dây heo được phát hiện ở Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, Việt Nam, Trung Quốc, miền tây Thái Lan và Malaysia, bệnh liên quan đến tập quán ăn uống thịt heo hoặc thịt trâu bò chưa nấu chín, đặc biệt là thói quen ăn các tạng chưa được nấu chín.

Bệnh sán dây ở người ký sinh dưới hình thức sán trưởng thành và ấu trùng, là hậu quả của sự có mặt của những con sán dây (sán dây bò hoặc heo) ký sinh trong ruột, khi đó gọi là bệnh sán dây trưởng thành (cấu trúc của sán dây xin xem hình ảnh). Thường gặp nhất là bệnh ấu trùng sán heo (Cysticercus cellulosae), bệnh này tập trung ở trong cơ, não, mắt, ngoài ra chúng còn phân bố tại vùng lưng, ngực, tay, đầu, mặt cổ, chân của người.

Chu kỳ phát triển


1.Chu kỳ phát triển của sán dây bò.

Trâu bò, heo ăn phải trứng và đốt sán phát tán trong môi trường hoặc phân người có sán, vào dạ dạy, ruột chúng nở ra thành ấu trùng chui qua thành ống tiêu hóa vào máu và tới các cơ vân tạo kén ở đó. Khi đó có các nang màu trắng nổi lên như hạt gạo gọi là bò gạo hoặc heo gạo.








2.Chu kỳ phát triển của sán dây heo.
 Người ăn phải thịt của bò gạo hoặc heo gạo chưa nấu chín, ấu trùng sán vào ruột sẽ nở ra con sán trưởng thành (sán dây bò: đầu có 4 giác bám, không có vòng móc, dài từ 4-12m, gồm từ 1.200-2.000 đốt; sán dây heo: đầu có 4 giác bám, có 2 vòng móc, dài từ 2-4m và từ 700-1.000 đốt). Người ăn phải trứng khi vào dạ dày và ruột nở ra ấu trùng, ấu trùng xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh tại các cơ vân, não, mắt… nổi lên các nang màu trắng. Người bị nhiễm ấu trùng sán dây gọi là người gạo, rất hiếm gặp bệnh ấu trùng sán dây bò.

Tác hại và biến chứng 
Bệnh bởi sán dây trưởng thành do ký sinh tại ruột chiếm thức ăn gây nên tình trạng suy nhược cơ thể. Bệnh do ấu trùng gây ra phụ thuộc vào vị trí ấu trùng ký sinh. Tại não, chúng gây bệnh động kinh, liệt, nói ngọng, rối lọan ý thức. Tại mắt, gây các triệu chứng chèn ép sau nhãn cầu, tăng nhãn áp, giảm thị lực, song thị… Tại cơ vân, làm xuất hiện các nang dưới da với kích thước 0,5-2cm, di động dễ dàng, không ngứa, thường ở cơ bắp tay, chân hoặc cơ liên sườn, cơ lưng, ngực; các nang này có thể gây ra triệu chứng máy, giật cơ.

Điều trị và các biện pháp phòng bệnh
Khi phát hiện có đốt sán dây cần điều trị ngay để tránh những biến chứng do sán dây gây ra. Không nên điều trị bằng thuốc đông y, thuốc nam hoặc các thuốc cổ điển đối với bệnh sán dây vì dễ xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Thuốc điều trị đặc hiệu cho sán dây như Praziquantel, Niclosamide hay Albendazole.

Những biện pháp phòng bệnh cơ bản sau:

- Không ăn thịt heo, gan heo hoặc thịt trâu bò chưa nấu chín như nem, thính, nem chua, tré, thịt heo tái, gan tái, thịt trâu, bò tái.

- Tăng cường kiểm tra chặt chẽ các lò mổ heo, trâu bò, khi hát hiện trâu, bò, heo bị nhiễm bệnh cần tiêu hủy ngay theo đúng quy trình.

- Quản lý và xử lý nguồn phân tươi hợp lý, tránh gieo rắc mầm bệnh ra môi trường, không nuôi heo thả rông ăn phân người.

- Không ăn rau sống khi chưa xử lý kỹ, cần uống nước đã được nấu chín.

- Phát hiện và điều trị sớm những người mắc bệnh sán dây và xử lý những con sán được tẩy ra, đặc biệt sán dây heo để ngăn ngừa mắc bệnh ấu trùng sán heo theo cơ chế tự nhiễm.



Previous
Next Post »

ConversionConversion EmoticonEmoticon

:)
:(
=(
^_^
:D
=D
=)D
|o|
@@,
;)
:-bd
:-d
:p
:ng
:lv
Thanks for your comment