Viêm họng hạt là một bệnh viêm nhiễm mạn tính thường gặp và chủ yếu xảy ra ở người trưởng thành. Tuy nhiên, bệnh viêm họng hạt vẫn có thể chữa khỏi bằng cách dùng thuốc đúng và cũng có thể phòng tránh để hạn chế hoặc không mắc phải.
Nguyên nhân của bệnh viêm họng hạt
Viêm họng có 2 loại: viêm họng cấp tính và viêm họng mạn tính. Viêm họng cấp tính có thể là viêm họng đỏ cấp tính hoặc viêm họng giả mạc hoặc viêm họng loét hoặc viêm họng với 3 đặc tính kết hợp. Thông thường viêm họng đỏ cấp tính chiếm tỷ lệ rất cao (khoảng 90%), viêm họng loét chiếm tỷ lệ thấp hơn (khoảng 5%) và viêm họng giả mạc chiếm tỷ lệ thấp nhất (khoảng 2-5%).Hình ảnh viêm họng hạt.
Viêm họng cấp tính: Nguyên nhân của viêm họng cấp tính do virut, vi khuẩn hoặc vi nấm đóng vai trò chủ yếu. Thông thường lúc đầu là do nhiễm virut, virut sẽ tấn công niêm mạc họng, nhân lên ở đó và phá hủy tế bào niêm mạc họng, sau đó bị bội nhiễm vi khuẩn, vi nấm. Viêm họng cấp gặp ở mọi lứa tuổi, triệu chứng rất rầm rộ. Viêm họng cấp tính nếu không được điều trị dứt điểm sẽ chuyển thành viêm họng mạn tính.
Viêm họng mạn tính: Đây là một bệnh thường gặp nhất, bệnh chủ yếu gặp ở người trưởng thành và người ta tổng kết thấy nam giới bị nhiều hơn nữ giới. Viêm họng mạn tính có 3 dạng chính: viêm họng mạn tính xuất tiết, viêm họng hạt mạn tính xơ teo và viêm họng mạn tính quá phát. Viêm họng mạn tính quá phát chính là viêm họng hạt.
Viêm họng hạt là phản ứng của niêm mạc họng bị viêm nhiễm trường diễn mà vùng họng là nơi chứa rất nhiều lympho bào với nhiệm vụ diệt vi sinh vật. Khi bị viêm trường diễn thì các lympho bào này phải làm việc liên tục trong một thời gian dài và ngày càng to ra, trở thành các “hạt”. Viêm họng hạt thể hiện ở phía sau thành của họng là chủ yếu, ở đây có nhiều hạt với kích thước lớn, nhỏ khác nhau, có thể nhỏ như đầu đinh ghim nhưng cũng có thể to bằng hạt đậu, hạt ngô và đôi khi chúng nối tiếp với nhau.
Biểu hiện của bệnh viêm họng hạt (viêm họng mạn tính)
Là cảm giác vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng; ho và khạc đờm (quánh dính hoặc trắng nhầy) thường xuyên (nhất là sáng sớm, khi ngủ dậy). Nhiều người bệnh do ngứa họng nên hay khậm khạc, dặng hắng. Khám tại chỗ thấy thành bên họng hơi đỏ, thành sau họng có những hạt trắng. Khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút (do nhiễm virus, làm việc căng thẳng, thay đổi thời tiết), bệnh có thể nặng lên thành một đợt viêm họng cấp (đau họng, sốt, ho khạc đờm đặc...)
Muối có khả năng diệt khuẩn rất hiệu quả và là nguyên liệu dễ tìm và rất rẻ. Nước muối để ngậm cần có độ mặn tương đương với nước canh và ấm hơn thân nhiệt vài độ (nhất là về mùa lạnh) để gây giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, khiến bạch cầu đến đây nhiều hơn. Nên pha sẵn nước muối mặn đựng vào chai, khi súc họng thì pha thêm nước nóng để có độ mặn và độ nóng cần thiết. Súc miệng bằng nước muối cũng là cách chữa bệnh viêm họng hạt đơn giản nhưng mang lại hiệu quả đáng kể trong quá trình điều trị
Cách chữa bệnh viêm họng hạt bằng muối
Trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng.
Ngồi dựa lưng vào thành ghế, cổ ngửa ra sau đến mức tối đa. Khi nước muối chạm thành sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu "khò khò" đều đặn (có thể hình dung lúc súc họng là khi ta đang phát âm o, a hoặc ê). Sau khi đẩy hơi hết, ngồi lại tư thế bình thường, nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa.
Cứ 3 giờ súc họng một lần. Nếu họng đang viêm cấp, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng nhất là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ. Với người hay đi tiểu đêm, cần phải súc họng cả trong những lần thức giấc này.
Kết quả của việc súc họng nước muối sẽ được thấy rõ sau khoảng vài ngày, đặc biệt đối với những bệnh nhân đang ở đợt cấp. Việc điều trị kháng sinh phối hợp là điều không cần thiết đối với viêm họng mạn. Nhưng nếu đang có đợt cấp, kháng sinh sẽ làm bệnh lui nhanh hơn.
ConversionConversion EmoticonEmoticon