Cách phòng và chữa bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa, đây là biểu hiện của dạ dày bị tổn thương dẫn đến những cơn đau khó chịu, âm ỉ cho người bệnh nhất là những lúc dạ dày no quá hoặc đói quá. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về cách chữa bệnh đau dạ dày là vô cùng cấp thiết và quan trọng.

Cách phòng và chữa bệnh đau dạ dày

Dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày?

Dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày là ợ chua, ợ hơi

Đây là dấu hiệu rất quan trọng của bệnh đau dạ dày do sự vận động của dạ dày bị rối loạn làm thức ăn bị khó tiêu dẫn tới lên men và sinh ra hơi. Bệnh nhân có thể bị ợ hơi, ợ chua và ở lên nửa chừng và kèm theo đó là các dấu hiệu đau sau mũi ức hoặc sau xương ức.

Cách phòng và chữa bệnh đau dạ dày

Đau thượng vị

Đây là dấu hiệu cơ bản của bệnh và thường có ở tất cả những người bị mắc các bệnh lý tá tràng. Người bệnh bị đau thượng vị có thể đau vùng dưới hoặc cách xa mũi ức. Cảm giác đau thường là do tùy từng người đau âm ỉ, tức bụng, nóng rát khó chiu… nhưng không có cảm giác đau quằn quại và cơn đau thường xảy ra khi cơ thể đói quá hoặc có thể no quá.

Buồn nôn và nôn

Buồn nôn và nôn là hiện tượng các thức ăn trong dạ dày bị đẩy ra ngoài qua đường miệng . Nếu việc này tiếp diễn nhiều thương xuyên sẽ dẫn tới những hậu quả như: rách thực quản, rách niêm mạc thực quản vùng tâm vị dẫn đến chảy máu (Hội chứng Mallory Weiss). Ngoài ra khi nôn nhiều cơ thể sẽ bị lầm vào tình trạng bị mất nước và kéo theo là tụt huyết áp. Triệu chứng này là biểu hiện của các bệnh có liên quan tới dạ dày gây ra nôn như: viêm dạ dày cấp, loet da day tá tràng, ung thư dạ dày, hẹp môn vị, chảy máu dạ dày.

Chảy máu tiêu hóa

Chảy máu tiêu hóa hay còn gọi là chảy máu dạ dày là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch và chảy vào lòng ống tiêu hóa.

Biểu hiện này rất nguy hiểm, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho con người trong thời gian ngắn vài giờ thậm chí có thể trong vài phút chính vì thế cần đưa người bệnh có triệu chứng này đến các cơ sở y tế ngay để được điều trị. Những biểu hiện cơ bản dễ nhận thấy của chảy máu tiêu hóa là như bị nôn ra máu đỏ tươi, máu đen hoặc đi ngoài ra máu. Khi người bệnh có hiện tượng này là do những bệnh lý về dạ dày như loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày….

Ăn kém là dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày

Người có biểu hiện này có thể kém ăn do hệ tiêu hóa không tiêu, tức bụng, căng bụng dẫn đến ăn không ngon, kém ăn.

Lưu ý: Tất cả những người có biểu hiện kém ăn không phải ai cũng mắc bệnh dạ dày, mà đây có thể do các bệnh lý khác có liên quan đến đường tiêu hóa như nhiễm khuẩn, đặc biệt là rối loạn tâm thần.

Cách phòng bệnh đau dạ dày hiệu quả?

- Không vừa ăn vừa uống, tốt nhất hãy uống 1 cốc nước trước bữa ăn 30 phút để giúp bạn ăn ngon miệng hơn và sau khi ăn chỉ nên uống thêm một vài ngụm nước nhỏ.

- Cần đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Cách phòng và chữa bệnh đau dạ dày

- Cần đảm bảo ăn uống vệ sinh, rửa tay sạch trước khi ăn, ăn chín uống sôi nhằm hạn chế vi khuẩn xâm nhập gây bệnh viêm dạ dày;

- Thực hiện việc ăn chậm, nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng hoạt động cho dạ dày; hạn chế tối đa việc ăn nhanh nuốt vội, vừa ăn vừa làm việc, hãy cố gắng thư giãn trong bữa ăn để dạ dày hoạt động hiệu quả giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn.

Cách chữa bệnh đau dạ dày do viêm loét dạ dày, hành tá tràng 

Bài thuốc 1

Nguyên liệu: Bột sa nhân 10 g, dạ dày lợn 1.000 g, các gia vị như bột tiêu, gừng tươi, hành hoa, mỡ lợn, muối, bột canh, rượu, bột đậu, mỗi thứ lượng vừa đủ.

Cách làm: Chà xát muối và giấm cho sạch dạ dày lợn, rửa sạch, chần qua bằng nước sôi, vớt ra cạo sạch màng trong dạ dày rồi rửa kỹ lần nữa. Sau đó, cho dạ dày vào nồi cùng với bột tiêu, gừng thái lát, hành luộc chín rồi vớt ra để nguội, thái miếng. Cho dạ dày lợn đã thái, bột sa nhân, mỡ lợn, mì chính, bột đậu vào nước luộc, khuấy đều là được.

Công dụng: chỉ thống, hành khí, hóa thấp, tỉnh tỳ, có thể áp dụng cả với người bị viêm dạ dày mạn tính.

Bài thuốc 2

Nguyên liệu: Bạch truật 250 g, bạch cập 120 g, gừng khô 10 g, dạ dày lợn 1 cái, rượu, muối, gia vị lượng vừa đủ.

Cách làm: Bạch truật rửa sạch, cho vài thìa con rượu vào trộn đều. Bạch cập rửa sạch, cạo vỏ; gừng khô rửa sạch, để ráo nước. Dạ dày lợn đem chà xát muối và giấm thật kỹ, nhất là phía trong, sau đó chần qua nước sôi, cạo rửa sạch màng trong. Tiếp đến, khía to một miệng dạ dày, miệng kia khâu lại, nhồi bạch truật, bạch cập và gừng vào rồi khâu kín lại. Cho dạ dày vào luộc trong nồi gốm, khi sôi thì cho một thìa rượu vào, đun nhỏ lửa cho đến lúc chín nhừ.

Vớt dạ dày ra, để nguội, bổ lấy các thứ ở trong ra, sấy khô, nghiền thành bột cho vào lọ dùng dần. Dạ dày lợn đem ra thái ăn như thường. Nước luộc chia làm 4-6 lần uống. Bột thuốc mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 g với nước sôi để ấm.

Công dụng: Thuốc có công hiệu kiện tỳ vị, bồi bổ hư tổn, ôn trung trừ hàn, thu liễu trừ thấp.

Bài thuốc 3

Nguyên liệu: Lấy 15 hạt đinh hương nhét vào 1 quả lê đã khoét rỗng ở giữa, hầm chín để ăn.

Công dụng: Thuốc có tác dụng chữa chứng hay nôn mửa và nấc do viêm loét dạ dày, hành tá tràng.
Previous
Next Post »
Thanks for your comment