Nếu đứng cạnh bức tường bên đập Barossa để trò chuyện, dù là thì thầm to nhỏ, người đứng ở phía kia vẫn có thể dễ dàng nghe thấy bất chấp khoảng cách xa tới 140 m.
Australia không chỉ nổi tiếng là quê hương của những chú chuột túi, mà còn được biết đến với nhiều công trình, kỳ quan thú vị. Một trong số đó là "Bức tường biết thì thầm" của đập Barossa.
Khi được xây dựng cách đây hơn 100 năm, không ai nghĩ rằng con đập nằm ở thung lũng Barossa lại trở thành một kiệt tác kiến trúc và điểm đến du lịch yêu thích. Lý do để hàng ngàn du khách đổ về đây hàng năm chỉ để xem một đập nước chính là sự kỳ lạ của bức tường: khi đứng ở phía bên này, bạn có thể nghe thấy một cách rõ ràng cuộc trò chuyện của những người đứng ở bên kia. Điều đáng nói là khoảng cách của hai phía là 140 m nhưng bức tường truyền âm vẫn khá chính xác, rõ ràng. Âm thanh không bị ảnh hưởng bởi sức gió bên ngoài, tiếng nước vỗ phía bên kia bờ tường hay trời mưa to như trút nước.
Nhờ khả năng "tai vách mạch rừng" này, bức tường cao 36 m của đập Barossa được mệnh danh là "Bức tường biết thì thầm". Không ít du khách khi trải nghiệm cảm giác nghe lén này đã gọi đùa đây là bức tường biết đi "buôn chuyện".
Khả năng biết đưa chuyện của bức tường được phát hiện một cách tình cờ. Theo lời kể từ người dân địa phương trong quá trình xây dựng một nhóm công nhân đã phàn nàn với nhau về tiền công và chế độ đãi ngộ của người chủ. Họ đã không thể ngờ rằng những lời nói đó đã được những người ở bên kia bức tường - cách xa nơi họ đứng cả trăm mét - nghe được toàn bộ.
Tin đồn về bức tường biết nói chuyện ngày một lan xa, vượt qua cả thung lũng Barossa xinh đẹp, truyền khắp đất nước và thế giới. Nhiều người dân mê tín đã cho rằng đây là bức tường yêu quái và dựng lên các câu chuyện huyền bí, tăng thêm tính ly kỳ.
Tuy nhiên bức màn bí mật về bức tường nhanh chóng được phát hiện. Do thiết kế theo hình dạng Parabol, bề mặt tường cứng và cong nên âm thanh khi truyền đi từ đầu nọ sang đầu kia không hề bị cản trở. Đó là lý do khi đứng bên này, bạn vẫn có thể nghe rõ những người ở bên kia nói như thể họ đang ở cạnh.
Đập chứa Barossa được xây từ năm 1899 đến năm 1902, cần tới 400 công nhân nam để hoàn thành công việc. Con đập bê tông này cung cấp nước cho một số khu vực ở miền nam Australia. Khi xây dựng xong, nó được ca ngợi là một trong những công trình kỹ thuật tuyệt vời nhất. Cũng nhờ thiết kế hình vòm của bức tường, đập chứa có khả năng chống lại sức nước rất lớn - đây là một sự đổi mới khác biệt và được xem là ý tưởng cấp tiến, gây chú ý lớn với giới khoa học thế giới.
Australia không chỉ nổi tiếng là quê hương của những chú chuột túi, mà còn được biết đến với nhiều công trình, kỳ quan thú vị. Một trong số đó là "Bức tường biết thì thầm" của đập Barossa.
Khi được xây dựng cách đây hơn 100 năm, không ai nghĩ rằng con đập nằm ở thung lũng Barossa lại trở thành một kiệt tác kiến trúc và điểm đến du lịch yêu thích. Lý do để hàng ngàn du khách đổ về đây hàng năm chỉ để xem một đập nước chính là sự kỳ lạ của bức tường: khi đứng ở phía bên này, bạn có thể nghe thấy một cách rõ ràng cuộc trò chuyện của những người đứng ở bên kia. Điều đáng nói là khoảng cách của hai phía là 140 m nhưng bức tường truyền âm vẫn khá chính xác, rõ ràng. Âm thanh không bị ảnh hưởng bởi sức gió bên ngoài, tiếng nước vỗ phía bên kia bờ tường hay trời mưa to như trút nước.
Bức tường biết nói chuyện của đập Barossa cao 36 m. Ảnh: Amusing.
Nhờ khả năng "tai vách mạch rừng" này, bức tường cao 36 m của đập Barossa được mệnh danh là "Bức tường biết thì thầm". Không ít du khách khi trải nghiệm cảm giác nghe lén này đã gọi đùa đây là bức tường biết đi "buôn chuyện".
Khả năng biết đưa chuyện của bức tường được phát hiện một cách tình cờ. Theo lời kể từ người dân địa phương trong quá trình xây dựng một nhóm công nhân đã phàn nàn với nhau về tiền công và chế độ đãi ngộ của người chủ. Họ đã không thể ngờ rằng những lời nói đó đã được những người ở bên kia bức tường - cách xa nơi họ đứng cả trăm mét - nghe được toàn bộ.
Đến tham quan bức tường, du khách còn có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp ở nơi đây từ trên cao. Ảnh: Amusing.
Tuy nhiên bức màn bí mật về bức tường nhanh chóng được phát hiện. Do thiết kế theo hình dạng Parabol, bề mặt tường cứng và cong nên âm thanh khi truyền đi từ đầu nọ sang đầu kia không hề bị cản trở. Đó là lý do khi đứng bên này, bạn vẫn có thể nghe rõ những người ở bên kia nói như thể họ đang ở cạnh.
Đập chứa Barossa được xây từ năm 1899 đến năm 1902, cần tới 400 công nhân nam để hoàn thành công việc. Con đập bê tông này cung cấp nước cho một số khu vực ở miền nam Australia. Khi xây dựng xong, nó được ca ngợi là một trong những công trình kỹ thuật tuyệt vời nhất. Cũng nhờ thiết kế hình vòm của bức tường, đập chứa có khả năng chống lại sức nước rất lớn - đây là một sự đổi mới khác biệt và được xem là ý tưởng cấp tiến, gây chú ý lớn với giới khoa học thế giới.
Toàn cảnh công trình khi đang xây dựng. Ảnh: Amusing.
(theo Amusing)
ConversionConversion EmoticonEmoticon